Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

[FTG] Mấu chốt Tại sao VNINDEX tăng từ 500 đến 600 mà đại đa số thua lỗ?

Theo thống kê ở các TTCK trên thế giới thì hơn 90% nhà đầu tư thua lỗ trên TTCK. Và số ít chưa đến 10% là thành công. TTCK Việt Nam tăng từ 500 đến 600 điểm từ đầu năm 2014 đến giờ là 25% và ta thấy ai mua vào giai đoạn này đều có lãi (thậm chí lãi nhiều).

Vậy ở đâu sinh ra con số 90% NĐT thua lỗ kia???
[​IMG]

Đó là:

1. Những NĐT đã có lãi ở giai đoạn giai đoạn đầu mà vẫn tiếp tục trading trong 1-2 tuần trở lại đây (Khu vực tôi ghi Chốt deal và 1 tuần tiếp sau đó) và có khả năng tiếp tục vào vòng xoáy đó trong những tuần kế tiếp è Mất thành quả và thua lỗ thậm chí thua lỗ nặng.

2. Những NĐT mới toanh hoặc lâu rồi không tham gia TT và chợt nhớ tới TTCK khi mà họ bị thu hút bởi tin tức, báo chí, tivi liên tục phát đi những thông tin tốt về chính sách vĩ mô, Hiệp định TPP, BĐS, Báo cáo tích cực từ HSBC, Thủ tướng chỉ đạo bơm tiền..v.v… Những NĐT này tham gia vào giai đoạn tôi ghi là Chốt deal và tuần kế tiếp đó à Thua lỗ.

Kết luận: Lòng tham phải đúng lúc. Chúng ta phải xác định được đâu là thời điểm kiếm tiền, đâu là thời điểm chúng ta giữ thành quả và giữ tiền.

Đến đây có bác phản biện: “Ông này chuyện đã xảy ra rồi thì nói làm gì nữa. Nói chuyện đã rồi thì ai nói không được.” Hoặc “Vuốt đuôi Thị trường”.

Tôi cũng xin trả lời luôn:

1. Chính vì xảy ra rồi nên tôi đúc kết lại để chia sẽ.

2. Những giai đoạn này đều có dấu hiệu cả. Và hệ thống FTG sẽ phát hiện ra những dấu hiệu này.

3. Phạm vi bài viết này tôi chỉ chỉ ra vấn đề rất quan trọng đó là “Thời điểm”.

Câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để xác định tương đối chính xác các thời điểm này? Hay Làm thế nào để chúng ta biết mình đang đứng ở giai đoạn nào của Thị trường?

--> Hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn TT chung đã và đang phân phối. Tôi đang nói TT chung nhé. Đâu đó vẫn còn 1 số CP chưa phân phối nhưng chỉ trên đầu ngón tay thôi. Cửa có lãi là rất thấp nên chúng ta không cần phải cố gắng ăn thua đủ với ngài TT.

Việc chúng ta cần làm là chờ đợi TT tích lũy trở lại ở trạng thái tin cậy hơn. Sau đó cơ hội kiếm tiền sẽ đến. Ví dụ như cái thời điểm tôi nói là Nền gốc ở cái hình bên dưới. (Nền gốc là khái niệm trong hệ thống FTG)

Bởi vì kiếm tiền là 1 quá trình nên tôi không thể chia sẽ hết lên đây 1 lúc được. Cho nên mọi người tham khảo thêm link này nhé! Nếu có gặp khó khăn hay thắc mắc gì thì liên hệ tôi.

http://f319.com/threads/nhan-dinh-ftg-xin-phep-mod-luu-lai-nhung-nhan-dinh-vua-qua.487844/
http://f319.com/threads/cat-lo-la-chuyen-binh-thuong-thoi.464937/

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

NGHỆ THUẬT CẮT LỖ: ĐIỀU LÀM NÊN MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG

Bất kỳ nhà đầu tư (NĐT) nào mua vào cổ phiếu (cp) đều kỳ vọng nó sẽ tăng giá, thậm chỉ họ còn muốn có lãi ngay trong phiên. Tuy nhiên, việc phải mua trúng những cp mà sau đó giá của nó giảm đi làm cho bạn bị lỗ là việc rất đỗi bình thường ở bất kỳ TTCK nào. Và việc này không loại trừ ai cả, ngay cả Buffett hay O'neil hay Livermore cũng có những thương vụ phat sinh ra khoản lỗ này nhưng cuối cùng họ vẫn là những nhà đầu tư xuất chúng … Do đó, chúng ta không thể tránh khỏi việc giá cp giảm dẫn đến một khoản lỗ. Mà điều quan trọng hơn đó là làm sao để khoản lỗ đó nằm trong tầm kiểm soát. Cho nên, những NĐT thành công là những NĐT quản lý được khoản lỗ này tốt hơn so với phần còn lại.
Ví von một xíu, khi chăm sóc một vườn hoa thì ai trong chúng ta cũng đều biết nhổ cỏ và loại bỏ đi những cây hoa ốm yếu bệnh tật để có kết quả là một vườn hoa với những cây hoa cho ra những bông hoa tươi đẹp nhất. Tương tự như vậy đối với việc Chăm sóc một danh mục đầu tư của mình, nhưng vấn đề là đa số nhà đầu tư lại làm ngược lại. Đó là:
1.  Bán đi những cổ phiếu sau khi chỉ thu được 1 khoản lãi nhỏ (thậm chí vài ba lines) và sau đó nhìn nó tiếp tục tăng trưởng cao hơn. Tếu hơn nữa là họ cảm thấy vui khi CP này giảm giá sau khi họ bán để chứng tỏ rằng họ đã đúng nhưng TT thì chẳng quan tâm đến họ đang nghĩ gì nên cổ phiếu cứ đi con đường của nó.
2. Giữ lại những cổ phiếu với những khoản lỗ nho nhỏ cho đến khi thành khoản lỗ lớn thì họ mới giật mình bàng hoàng.

Như vậy, chúng ta phải quản lý khoản lỗ này như thế nào để giải quyết 2 vấn đề trên của NĐT?

1. Ưu tiên giữ lại những cổ phiếu đang sinh lãi và bán đi những cổ phiếu thua lỗ.
Điều này sẽ giúp cho danh mục đầu tư của bạn sẽ gồm những cổ phiếu có sức mạnh thuộc top tốt trên TT. Bạn là chủ quản của danh mục đầu tư của mình thì cũng giống như một huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia. Ở mỗi đợt triệu tập đội tuyển, HLV luôn luôn bổ sung những cầu thủ đang thể hiện phong độ tốt nhất ở các CLB mà họ đang thi đấu và sẽ cố gắng giữ những cầu thủ này lại cho đến khi họ không còn đáp ứng được yêu cầu của đội tuyển nữa hoặc bên ngoài kia có cầu thủ khác xuất sắc hơn. Tương tự như vậy nếu ở vị thế người chủ của một doanh nghiệp, chắc hẳn là bạn sẽ không thiết tha giữ lại những nhân viên không thể hiện được gì trong việc phát triển doanh nghiệp dù cho nhân viên này có nhiều bằng cấp hay được ai đó PR giới thiệu. Mà ngược lại ở mỗi đợt rà soát định kỳ thì bạn luôn mong muốn đề cử và giữ lại những nhân viên thể hiện được năng lực thật sự của mình – những người đóng góp nhiều nhất vào giá trị của công ty. Cho nên bạn hãy đứng ở vị thế của một huấn luyện viên hoặc là một người chủ doanh nghiệp để có tư duy đầu tư và quản lý danh mục cho hiệu quả.

2.   Luôn luôn giữ tỉ lệ thua lỗ ở mức 7-8%.
Vì sao? Bạn hãy nhìn hình bên dưới thì sẽ thấy tai hại của việc để khoản lỗ phình to. Cắt lỗ ở ngưỡng 7% thì với số vốn còn lại bạn chỉ cần đỗ vào một cơ hội khác tốt hơn và kiếm lãi 7.5% từ cơ hội mới này là gỡ lại được vốn ban đầu. Tương tự, cắt lỗ ở 20% thì 25%; 25% thì 33%; 30% thì 43%; 50% thì 100%. Bạn thấy đó việc tìm kiếm một cơ hội mới để sinh lời 43%, 100% thì đâu có dễ dàng gì phải không nào :D. Và càng tai hại hơn nữa là người ta quan niệm rằng chưa bán ra thì chưa lỗ. Điều này có nghĩa là bạn đang tự lừa dối mình rồi. Vì thực tế bán hay không bán thì tài sản hiện tại của bạn cũng là bấy nhiêu mà thôi.

Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng không bao giờ là trễ đối với việc cắt lỗ trừ khi bạn muốn khoản lỗ của bạn chạy lên đến 50-70% :D. Và cũng nói thêm rằng ngưỡng 7-8% trên kia là ngưỡng tối đa cho việc cắt lỗ nhé. Chúng ta có thể cắt lỗ sớm hơn (nhạy hơn) nếu nhận ra sự nguy hiểm từ ngài TT (Cái này dành cho NĐT dày dạn kinh nghiệm)



========================================================================
Chia sẽ và tư vấn đầu tư hiệu quả theo tư duy nhà cái (FTG): Điểm mua - Điểm bán - Quản lý danh mục
Nguyễn Thanh Sơn
Skype: thanhson2806
ĐT: 0909028206

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

DẤU CHÂN NHÀ CÁI

Nhà cái là ai? Đó là những tổ chức hoặc cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, thậm chí có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp - vĩ mô sớm hơn, hoặc chi phối media tin tức. Trong chứng khoán họ còn được gọi là những nhà tạo lập thị trường (Market maker) hoặc những gã khổng lồ (Big Boys, Giants). Trên TTCK nói riêng, nhà cái là những người muốn móc tiền từ túi của hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ. Cho nên chúng ta hiểu được tại sao người ta hay nói 90% những nhà đầu tư trên TTCK là những kẻ bại trận. Như vậy để nằm trong 10% những người chiến thắng chúng ta phải nương tựa theo nhà cái. Và nương tựa như thế nào??

Như vậy chúng ta hãy cùng quan sát đồ thị cổ phiếu PVT và HAG sau đây để biết được đâu là dấu chân của nhà cái. Những điểm được khoanh tròn là "dấu chân" của nhà cái đó các bạn à. Ta thấy đó là những điểm mà KLGD tăng đột biến và giá tăng mạnh mẽ  và trước đó là 1 quá trình điều chỉnh/tích lũy. Những phiên này là những phiên mà người ta hay gọi là dòng tiền đổ vào mạnh mẽ. Vậy tiền ở đâu ra nếu không phải từ những nhà cái có tiềm lực tài chính (có 1 ngoại lệ là hôm đó cổ phiếu có tin tốt thu hút nhà đầu tư nhỏ đu bám :D). Và đến đây câu hỏi đặt ra là nhà cái đổ tiền vào làm từ thiện để cho nhà đầu tư chốt lời hay sao? Câu trả lời là không bao giờ. Mà đây là phiên mà nhà cái lợi dụng tâm lý muốn chốt lời của đa số nhà đầu tư nhỏ. Và kết quả là họ "rụng hàng" và đứng ngoài nhìn giá cp tiếp tục tăng. Lẽ ra họ phải giữ cổ phiếu nếu có sẵn, hoặc mua vào nếu chưa có thì họ lại bán ra.

Qua phân tích bên trên chúng ta rút ra được điều gì?
- Thứ nhất, nhận ra "dấu chân" nhà cái là chúng ta nhận ra được đây là phiên xác nhận chúng ta phải MUA VÀO. Vì vậy, sau khi chọn cổ phiếu ưng ý, thì bạn theo dõi để biết được khi nào MUA VÀO để tránh bị chôn vốn, hoặc rủi ro từ TT chung.
- Thứ hai, chúng ta không lo sợ khi cổ phiếu có một sự điều chỉnh/giũ bỏ/tích lũy bình thường sau ĐIỂM MUA VÀO để không bị "mất hàng" hoặc ăn không ngon ngủ không yên :D
- Thứ 3, không mua đón đầu trước khi nhà cái ra tay, để mong muốn có giá rẻ hơn vài đồng so với nhà cái :D. Điều này có thể sẽ dẫn đến những hệ quả rất tệ cho nhà đầu tư.

Quay lại con sóng đầu năm 2013, chúng ta thấy bất cứ 1 cổ phiếu nào tăng giá mạnh mẽ đều có xuất hiện những ĐIỂM MUA. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm ở các cổ phiếu khác như: HAG, CSM, DRC, HSG, PVD... Hoặc các cổ phiếu mang tính đầu cơ như: BVH, ITA, DIG, OGC, NTL, VIS...

Với mã HAG dưới đây, chúng ta thấy phát sinh 1 vấn đề nữa là "Khi nào bán ra để thu lợi nhuận? Không lẽ để thành quả quay lại nơi xuất phát hay sao?" Mình sẽ có 1 bài viết về vấn đề này ở một post khác :D

Mình xin dừng bài chia sẽ này ở đây. Hẹn gặp các bạn trong các bài viết hoặc thảo luận khác về các vấn đề như: ĐIỂM BÁN RA, CƠ CẤU DANH MỤC, DẤU HIỆU PHÂN PHỐI.

Tại thời điểm này 14/12/2013: Chúng ta có thể để ý đến các cổ phiếu sau: MSN, HSG, REE, PPC, PVS. Đây là những cổ phiếu đã có sự bức phá, và hiện tại có vài phiên điều chỉnh/tích lũy. Nên chúng ta hãy theo dõi (chỉ theo dõi, tuyệt đối không mua đón đầu) và chờ ĐIỂM MUA xuất hiện (Khối lượng giao dịch tăng mạnh so với những phiên trước đó, và giá phải tăng mạnh mẽ). Đối với những cổ phiếu này, Chúng ta chỉ hành động MUA VÀO khi thấy: 1. Khối lượng giao dịch tăng mạnh và 2. Giá phải tăng mạnh mẽ.


========================================================================
Chia sẽ và tư vấn đầu tư theo tư duy nhà cái (FTG): Điểm mua - Điểm bán - Quản lý danh mục
Nguyễn Thanh Sơn
Skype: thanhson2806
ĐT: 0909028206